Bảo quản lạnh thủy hải sản

2022-05-17 09:09:33

Vì sao cần bảo quản lạnh thủy hải sản?

Do tính chất thủy hải sản

Bảo quản lạnh thủy hải sản

Thủy hải sản có nhiều tính chất đặc biệt khiến cho việc bảo quản khó hơn nhiều so với những loại sản phẩm khác.

  • Trước hết, thủy hải sản dễ bị ươn hỏng. Sau khi được đánh bắt, vi khuẩn trên bề mặt phát triển đặc biệt nhanh xâm nhập làm hỏng sản phẩm từ bên trong. Cùng với đó, lớp nhớt bao bọc thủy hải sản bị chuyển màu, biến chất làm hỏng sản phẩm từ bên ngoài.
  • Thịt của thủy hải sản bị biến đổi. Bất kể loài nào cũng có hiện tượng căng cứng cơ thịt sau khi chết, tuy nhiên sự căng cứng này ở thủy hải sản khiến chất lượng thịt bị biến đổi và không sử dụng được nữa.
  • Thủy hải sản có mùi tanh và nếu không được bảo quản ở điều kiện thích hợp, mùi tanh trở nên nặng hơn và khá khó có thể sử dụng sản phẩm.
     

Chính vì có nhiều đặc tính bất lợi như vậy, thủy hải sản cần được bảo quản trong một môi trường với các yếu tố được điều chỉnh chính xác và phù hợp nhất.

Bảo quản lạnh đem đến hiệu quả bảo quản tốt

Khi dùng các phương pháp bảo quản lạnh áp dụng cho thủy hải sản, có thể thấy được chất lượng sản phẩm được duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn so với nhiều sản phẩm khác.

  • Nhiệt độ lạnh ức chế hoạt động của nhiều loại enzym, vi khuẩn gây phân hủy thủy hải sản nhờ đó kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm.
  • Ngăn chặn các biến đổi từ bên trong sản phẩm để sản phẩm duy trì được chất lượng tốt nhất
  • Trong điều kiện nhiệt độ thấp, mùi tanh của cá hạn chế phân tán, ít gây khó chịu cho người sử dụng. Nhiệt độ cũng ngăn chặn một số chất trên bề mặt thủy hải sản bị biến đổi tạo mùi tanh cho sản phẩm.
  • So với các cách bảo quản khác, bảo quản lạnh có nhiều phương pháp thực hiện đa dạng tạo nhiều lựa chọn hơn cho bạn.
     

Phương pháp bảo quản lạnh thủy hải sản

Có nhiều phương pháp bảo quản lạnh thủy hải sản khác nhau. Dựa trên chi phí, hiệu quả bảo quản và năng suất bảo quản, bạn có thể lựa chọn được phương án phù hợp nhất cho bảo quản các sản phẩm của mình.

Bảo quản truyền thống thủ công

Bảo quản lạnh thủy hải sản theo phương pháp thủ công chỉ sử dụng đến các loại đá ướp. Phương pháp này hiện nay vẫn được sử dụng do chi phí thấp và tiện lợi. Thủy hải sản được giữ theo cách này giữ được độ tươi và chất lượng cũng được bảo đảm. Phương pháp này có thể linh hoạt sử dụng bảo quản trong nhiều tình huống ở những vị trí đánh bắt khác nhau.

Điểm hạn chế của phương pháp này chính là việc phải duy trì được nguồn cấp đá cho sản phẩm. Ở điều kiện nhiệt độ bên ngoài đá mau tan nên thủy hải sản cần được bổ sung một lượng đá bảo quản khác đề bù đắp vào thiếu hụt nhiệt. Cũng vì hạn chế này, phương pháp bảo quản bằng ướp đá chủ yếu được ứng dụng khi muốn bảo quản trong thời gian ngắn hoặc kết hợp thêm với những phương pháp bảo quản khác.

Bảo quản lạnh thủy hải sản

Bảo quản bằng kho lạnh

Bảo quản lạnh thủy hải sản bằng kho lạnh có nhiều điểm mạnh:

  • Không gian bảo quản: không gian bảo quản rộng, có thể được thiết kế theo nhu cầu sử dụng của khách hàng
  • Nhiệt độ bảo quản đạt tiêu chuẩn và được giữ ở mức ổn định. Hệ thống máy móc và thiết bị của kho lạnh bảo quản đảm bảo nhiệt độ luôn được giữ ở mức độ phù hợp để bảo quản nhiều loại thủy hải sản khác nhau.
  • Kho kín, đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm cho các sản phẩm được bảo quản.
  • Môi trường bảo quản thích hợp, cho phép thủy hải sản giữ được chất lượng và hương vị sau thời gian dài
  • Chi phí vận hành tiết kiệm.
     

Điểm hạn chế duy nhất của kho lạnh chính là việc không linh hoạt. Kho có thể được lắp cố định trên tàu đánh bắt, kho sản xuất, nơi chứa hàng,… nhưng trong quá trình di chuyển thủy hải sản sẽ cần nhờ đến sự hỗ trợ khác để duy trì hiệu quả bảo quản.

Bảo quản bằng dây chuyền cấp đông

Nếu chỉ bảo quản ở nhiệt độ lạnh thì thủy hải sản có thể giữ được trong thời gian dài hơn nhưng không phải lâu nhất. Cấp đông sẽ duy trì chất lượng và giá trị sử dụng cho thủy hải sản trong thời hạn kéo dài đến cả năm.

Phương pháp này đặc biệt thích hợp cho những khu vực đánh bắt thủy hải sản với sản lượng lớn hoặc chế biến để xuất khẩu.

Khi đi qua dây chuyền cấp đông, nhiệt độ thủy hải sản được hạ xuống mức âm để hạn chế tối đa ảnh hưởng của các loại vi sinh vật và enzym đến chất lượng sản phẩm.