Cách lắp đặt máy nén trong thi tông hệ thống kho lạnh

2022-05-09 10:34:59

– Đưa máy vào vị trí lắp đặt: Khi cẩu chuyển cần chú ý chỉ được móc vào các vị trí đã được định sẵn không được móc tùy tiện vào ống, thân máy gây trầy xước và hư hỏng máy nén.

– Khi lắp đặt máy nén cần chú ý đến các vấn đề: Thao tác vận hành, kiểm tra, an toàn, bảo trì, tháo dỡ, thi công đường ống, sửa chữa, thông gió và chiếu sáng thuận lợi nhất.

Cách lắp đặt máy nén trong thi tông hệ thống kho lạnh

– Các bulông cố định máy vào bệ móng có thể đúc sẵn trong bê tông trước hoặc sau khi lắp đặt máy hoặc sau khi lắp đặt máy rồi chôn cũng được. Phương pháp chôn bulông sau khi lắp đặt máy thuận lợi hơn. Muốn vậy cần để sẵn các lỗ có kích thước lớn hơn yêu cầu, khi đưa máy vào vị trí ta tiến hành lắp bulông rồi sau đó cho vữa ximăng vào để cố định bulông.

– Sau khi đưa được máy vào vị trí lắp đặt dùng thước đo mức (thăng bằng) kiểm tra mức độ nằm ngang, kiểm tra mức độ đồng trục của dây đai. Không được cố đẩy các dây đai vào puli, nên nới lỏng khoảng cách giữa các động cơ và máy nén rồi cho dây đai vào, sau đó vặn bulong đẩy bàn trượt. Kiểm tra độ căng của dây đai bằng cách ấn nếu thấy lỏng bằng chiều dày của dây là đạt yêu cầu.

Cách lắp đặt máy nén trong thi tông hệ thống kho lạnh

– Máy nén được lắp đặt trên các bệ móng bê tông cốt thép. Bệ máy phải cao hơn bề mặt nền tối thiểu 100mm, tránh bị ướt bẩn khi vệ sinh phòng máy. Bệ móng được tính toán theo tải trọng động của nó, máy được gắn chặt lên nền bê tông bằng các bulong chôn sẵn, chắc chắn. Khả năng chịu đựng của móng phải đạt ít nhất là 2÷3 lần tải trọng của máy nén kể cả động cơ.

– Bệ móng không được đúc liền với kết cấu xây dựng của tòa nhà tránh truyền chấn động làm hỏng kết cấu xây dựng. Để chấn động không truyền vào kết cấu xây dựng nhà, khoảng cách tối thiểu từ bệ máy đến móng ít nhất là 300mm. Ngoài ra nên dùng vật liệu chống rung giữa bệ móng và móng nhà.